Giới thiệu sách mới năm 2011 – 2012 của Thư viện
Bảo
tàng Thành phố Hồ Chí Minh
1. Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Kự - Phạm Ngọc Long,
Chùa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội 1993
Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên trong khoảng thời gian đó
các ngôi chùa đã dần dần mọc lên trong các thời gian khác nhau, không gian khác
nhau ở Việt Nam.
Qua gần 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, kiểu kiến trúc chùa cũng như Phật
điện ở bên trong biến đổi cùng với thời gian và không gian. Nhưng dù sự biến đổi
đó đã xảy ra như thế nào chúng ta cũng nhận ra một số đặc điểm chung của chùa
Việt Nam.
Tục ngữ có câu” Đất vua, chùa làng” cho thấy quan niệm của người xưa cho rằng
toàn bộ đất đai trong cả nước là thuộc quyền sở hữu của nhà vua còn ngôi chùa là
thuộc về cộng đồng làng xã.
Xây chùa bao giờ cũng là công việc trọng đại đối với dân làng quê Việt Nam, đặc
biệt là chọn đất xây chùa. Nhìn chung, chùa Việt Nam thường được dựng ở những
nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp.
Quyển sách “Chùa Việt Nam” mang đến cho người đọc những đặc điểm của Phật giáo
Việt Nam qua những miêu tả, hình ảnh về những ngôi chùa Việt. Qua đó, không
những cho thấy được những đặc điểm của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam mà còn giúp
chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử văn hóa tư tưởng Việt Nam.
2. Những anh
hùng tuổi trẻ, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 2011.
Có những thế hệ đã được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ cả nước đang sôi sục
tinh thần chống giặc ngoại xâm. Những thế hệ đã cống hiến cả xương máu của mình
cho độc lập tự do bằng trái tim nồng cháy, ý chí phi thường.
Cuốn sách “Những anh hùng tuổi trẻ” đã phát họa nên chân dung của 12 người anh
hùng trong hàng vạn anh hùng trẻ tuổi khác trong giai đoạn lịch sử ấy. Họ là
những người còn rất trẻ nhưng lại mang trong mình lòng yêu nước tha thiết, ý chí
sắt đá và tinh thần căm thù giặc sâu sắc.
Qua cuốn sách này, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hy sinh dũng cảm của các anh
hùng trẻ tuổi trước cảnh nước mất nhà tan, sẵn sàng cống hiến sức trẻ của mình
cho tổ quốc.
3.
Gốm Hoa Nâu, Nxb Văn hóa Sài Gòn,
2007
Gốm hoa nâu (Iron brown, Inlaid brown) – một dòng gốm lấy trang trí màu nâu làm
màu chủ đạo, mang đậm nét nghệ thuật dân gian đã từng chiếm vị trí rất quan
trọng trong phức hợp gốm suốt 4 thế kỷ, đóng góp rất nhiều nét riêng cho nền mỹ
thuật Đại Việt.
Cuốn sách giới thiệu về gốm hoa nâu với một lịch sử lâu dài từ thế kỷ 11 đến thế
kỷ 15 rồi dần lụi tàn khi gốm hoa lam được ưa chuộng. Gốm hoa nâu qua nhiều giai
đoạn có những chế tác khác nhau nhưng đều theo mô típ hoa lá, nhất là hoa sen,
người và động vật… thể hiện văn hóa, đời sống tín ngưỡng của người dân Việt, đặc
biệt là Phật giáo. Nhiều nhà sử học đã gọi thời đại tồn tại, phát triển của đồ
gốm hoa nâu là thời đại quân chủ Phật giáo.
Qua cuốn sách, người đọc có thể hình dung được sự khác nhau trong loại hình và
trang trí của gốm hoa nâu ở các thời kỳ qua những miêu tả chi tiết của tác giả
cùng với những hình ảnh minh họa sinh động, sắc nét.